1. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ có thể nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) khoảng 5 – 7 lần một ngày. Ngoài ra khi trẻ bị bệnh, cha mẹ hay người thân trong nhà cũng cần nhỏ mỗi ngày 3 – 5 lần để phòng ngừa đau mắt đỏ lây lan.
Lưu ý: Mỗi thành viên dùng riêng một lọ nước muối sinh lý, không dùng chung kể cả những người không có bệnh.
2. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Các loại bệnh do virus gây ra như đau mắt đỏ ở trẻ em, sốt phát ban… đều không có thuốc đặc trị. Tất cả các thuốc điều trị chỉ làm giảm bớt sự khó chịu mà bệnh gây ra. Phương pháp điều trị và phòng bệnh tốt nhất là tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khi sức đề kháng yếu cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh.
3. Trẻ đau mắt đỏ nên ăn gì ?
3.1 Trẻ đau mắt đỏ nên ăn gì?
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, mẹ bổ sung cho bé các loại thực phẩm sau: — Bổ sung vitamin C cho bé bị đau mắt đỏ. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, xoa dịu những cảm giác nóng rát khi bị đau mắt đỏ. Vitamin C có nhiều trong quả cam, dâu tây và hạnh nhân. Tuy nhiên lưu ý chỉ cho bé ăn đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hàng ngày, không nên quá lạm dụng.
– Các thực phẩm bổ sung vitamin A, B12, D cũng rất tốt cho bé bị đau mắt đỏ như rau cải xanh, rau bina,…Ngoài ra những thực phẩm chứa beta-carotene như bí đỏ, đu đủ,…cũng rất tốt cho bé. Bera-carotene sẽ được chuyển hóa thành vitamin A khi đi vào cơ thể trẻ, giúp sáng mắt, tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa bệnh phát triển.
– Thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, gan đều là những chất bổ sung vitamin cho mắt.
– Nếu trẻ không bú mẹ, hãy cho trẻ uống nhiều nước, còn trẻ đang bú mẹ thì cho bé bú càng nhiều càng tốt.
Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong cơ thể. Bổ sung hợp lý các chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho sự phát triển của cơ thể mà còn giúp gia tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
3.2 Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
Bệnh đau mắt đỏ tuy lành tính nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt. Ngoài ra nếu bệnh lâu không khỏi có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực. Vì thế việc phòng ngừa đau mắt đỏ là vô cùng quan trọng.
Người bệnh vẫn hoàn toàn có khả năng lây bệnh trước 2- 3 ngày khi phát bệnh và sau khi khỏi bệnh 1 tuần. Cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh.
– Khi không có dịch:
• Thường xuyên rửa tay cho bé, đảm bảo vệ sinh cá nhân.
• Dùng riêng vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm…
• Giặt sạch khăn bằng xà phòng, phơi khô dưới ánh nắng hàng ngày.
• Không dùng tay dụi mắt.
• Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho bé
– Khi đang có dịch đau mắt đỏ:
Ngoài việc thực hiện đầy đủ các biện pháp trên, cần làm thêm các việc sau:
• Rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
• Dùng nước muối sinh lý rửa mắt ít nhất 1 ngày 3 lần
• Không dùng chung vật dụng cá nhân với người đau mắt
• Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
• Ít đến các nơi đông người như bệnh viện, trung tâm mua sắm
• Hạn chế đi bơi, không sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
• Hạn chế cho bé đi ra ngoài, tiếp xúc với ánh mặt trời hoặc không khí ô nhiễm.
Tổ CTXH