CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

0
2457
  1. CHẨN ĐOÁN.

Người bệnh được chẩn đoán ngừng tuần hoàn, dựa vào 3 dấu hiệu:

– Mất tri giác đột ngột

– Ngừng thở

– Mất mạch bẹn/cảnh

2. XỬ TRÍ CẤP CỨU TẠI CHỖ

– Xử trí cấp cứu ngừng tuần hoàn được khởi động ngay từ khi phát hiện trường hợp nghi ngờ ngừng tuần hoàn. Người cấp cứu vừa tiến hành tiếp cận người bệnh, gọi người hỗ trợ vừa bắt đầu các biện pháp hồi sinh tim phổi cơ bản ngay

– Khi có nhiều người cần có 1 người là chỉ huy để phân công, tổ chức cấp cứu đúng trình tự và đồng bộ

– Cần ghi nhớ thời điểm tiếp cận Người bệnh và bắt đầu cấp cứu

– Thiết lập không gian cấp cứu đủ rộng và hạn chế tối đa những người không không tham gia cấp cứu vào và làm cản trở công tác cấp cứu

– Nhanh chóng đặt Người bệnh nhằm trên 1 mặt phẳng cứng để có thể tiến hành làm hồi sinh tim phổi cơ bản

Tiến hành ngay hồi sinh tim phổi cơ bản (ABC)

Kiểm soát đường thở

– Đặt ngửa đầu, cổ ưỡn, thủ thuật kéo hàm dưới/nâng cằm

– Chú ý trường hợp nghi ngờ hoặc có chấn thương cột sống cổ không làm thủ thuật kéo hàm/nâng cằm

– Móc sạch đờm dãi hay dị vật trong miệng nếu có. Làm nghiệm pháp Heimlich nếu có nghi ngờ dị vật đường thở

Kiểm soát và hỗ trợ hô hấp: thổi ngạt hoặc bóp bóng

Nếu người bệnh không thở: thổi ngạt hoặc bóp bóng 2 lần liên tiếp. Sau đó kiểm tra mạch:

– Nếu có mạch: tiếp tục thổi ngạt hoặc bóp bóng

– Nếu không có mạch: thực hiện chu kỳ ép tim/thổi ngạt ( hbóp bóng) theo tỷ lệ 30/2

– Nhịp thở nhân tạo ( thổi ngạt, bóp bóng) thổi vào trong 1 giây, đủ làm lồng ngực phồng lên nhìn thấy được với tần số nhịp là 10 – 12 lần/phút đối với người lớn, 12-20 lần/phút đối với trẻ nhỏ và nhũ nhi

– Nối oxy với bóng ngay khi có oxy

Kiểm soát và hỗ trợ tuần hoàn: ép tim ngoài lồng ngực

– Kiểm tra mạch cảnh trong vòng 10 giây. Nếu không thấy mạch: tiến hành ép tim ngoài lồng ngực ngay

– Ép tim ở ½ dưới xương ức, lún 1/3 – ½ ngực ( 4-5cm với người lớn) đủ để sờ thấy mạch khi ép; tần số 100 lần/phút. Phương châm là “ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để ngực phồng lên hết sau mỗi lần ép”

– Tỷ lệ ép tim/thông khí là 30/2 nếu là Người bệnh người lớn hoặc Người bệnh trẻ nhỏ, nhũ nhi có 1 người cấp cứu. Tỷ lệ có thể là 15/2 đối với trẻ nhỏ hoặc nhũ nhi có 2 người cấp cứu.

– Kiểm tra mạch trong vòng 10 giây sau mỗi 5 chu kỳ ép tim/thổi ngạt hoặc sau mỗi 2 phút ( 1 chu kỳ ép tim/thổi ngạt là 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt)

BS. NGUYỄN HỮU TOÀN 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here