Phác đồ điều trị Thai suy

0
3131

THAI SUY

 BS. Nguyễn Thị Lê

  1. Định nghĩa

Thai suy là tình trạng suy giảm hoạt động của thai về chức phận và khả năng tồn tại do thiếu oxy biểu hiện bằng nhịp tim thai quá nhanh, quá chậm, không đều, nước ối có phân su, PH máu của thai thấp.

2.  Chẩn đoán

  • Nhịp tim thai:

-Theo dõi tim thai bằng Monitor sản khoa thấy tim thai không đều, > 160 lần/phút hoặc < 120 lần/phút, nhịp phẳng, DIP II liên tục hoặc DIP III hoặc DIP I sâu liên tục là dấu hiệu thai suy:

+Nhịp tim thai dao động độ 0 (nhịp phẳng): là nhịp tim thai cơ bản dao động < nhịp/phút, gặp trong trường hợp thai suy nặng.

+Nhịp tim thai dao động độ I (nhịp xoang hẹp): khi độ dao động từ 5 đến 10 nhịp/phút, gặp trong trường hợp thai suy. Tuy nhiên cần phân biệt với thai ngủ.

+Nhịp tim thai dao động độ II: dao động từ 15-25 nhịp/phút là bình thường.

+Nhịp tim thai dao động độ III (>25 nhịp/phút) do thai vận động, thay đổi vị trí không có giá trị tiên lượng.

+DIP I (nhịp tim thai chậm sớm): là nhịp tim thai chậm khi xuất hiện cơn co và trở lại bình thường khi hết cơn co. Do cơn co tử cung thúc đầu thai vào khung chậu hoặc do tay ấn mạnh vao đầu khi thăm âm đạo. Nhịp tim thai chậm sớm là do phản xạ cơ học không có giá trị chẩn đoán thai suy.

+DIP II (nhịp tim thai chậm muộn): là nhịp tim thai chậm nhất ở thời điểm sau khi cơn co có cường độ cao nhất từ 30 giây trở lên, thậm chí có khi hết cơn co mà nhịp tim thai vẫn tiếp tục chậm. Nhịp tim thai chậm muộn xảy ra khi nồng độ oxy trong máu thai nhi thấp làm rối loạn về mặt sinh học ảnh hưởng đến não và cơ tim, Đây là dấu hiệu thai suy cần phải lấy thai ra.

+DIP III (nhịp tim thai chậm thay đổi): xuất hiện nhịp tim thai chậm cùng thời điểm với cơn co tử cung và có thể ngoài cơn co tử cung. Đây thường là dấu hiệu chèn ép dây rốn, có hội chứng vượt chướng ngại vật như u tiền đạo, bất xứng đầu chậu.

  • Nước ối: có lẫn phân su, màu nước ối xanh hoặc vàng bẩn đặc phân
  • PH máu: chỉ áp dụng khi ối đã vỡ, nếu PH máu < 7,25 là thai

3.  Theo dõi và xử trí

  • Nữ hộ sinh

-Theo dõi nhịp tim thai cứ 30 phút/lần ở giai đoạn tiềm tàng và 15 phút/lần ở giai đoạn tích cực.

-Khi ối vỡ phải nghe tim thai ngay và khám âm đạo đề phòng sa dây rốn

-Khi ngôi lọt cho sản phụ rặn khi có cơn co, phải theo dõi tim thai sau mỗi lần rặn

-Khi có dấu hiệu suy thai, cơn co mau, ngôi chưa lọt hoặc cổ tử cung chưa mở trọn thì báo bác sĩ ngay, đồng thời cho sản phụ: thở oxy, nằm nghiêng trái.

-Đang truyền oxytocin, nếu có dấu hiệu suy thai phải ngừng truyền ngay.

  • Bác sĩ

Khám xác định tình trạng suy thai (biểu đồ tim thai, cổ tử cung, ngôi thai, màu sắc nước ối)

-Nếu cơn co tử cung mau thì cho giảm co với nospa 40mg 1 ống tiêm bắp

-Truyền tĩnh mạch dung dịch Lactate Ringer

-Sau hồi sức tim thai trở lại bình thường: theo dõi đẻ đường dưới.

  • Làm thủ thuật

Không chỉ định làm giác hút trong trường hợp thai suy

  • Mổ lấy thai ngay

-Nếu thai suy cấp hồi sức không kết quả

-Nếu nhịp tim thai phẳng hay có DIP II liên tục

-Nếu thai suy, cơn co mau nghi có bất tương xứng thai và khung chậu

-Nếu thai suy vì sa dây rốn hay nghi ngờ dây rốn quấn cổ (DIP biến đổi)

-Nếu tiên lượng cuộc chuyển dạ còn kéo dài, hay thai quá ngày, thai suy dinh dưỡng trong tử cung.

Tài liệu tham khảo

  1. Đại học y dược Thành phố Hồ Chí minh – Sản phụ khoa tập 1- NXB y học năm 2007, trang 426
  2. Bộ y tế – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa năm 2015, trang 93-95

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here